chữa bệnh lồng ruột trên chó mèo | phòng khám thú y

bệnh lồng ruột trên mèo | bác sĩ thú y điều trị giỏi

PHÒNG KHÁM THÚ Y UY TÍN TẠI TPHCM

CHỮA BỆNH LỒNG RUỘT TRÊN THÚ CƯNG | THÚ Y HOÀNG BÁCH

NỐI RUỘT TRÊN MÈO, ĐIỀU TRỊ BỆNH CHO MÈO, PHÒNG KHÁM THÚ Y UY TÍN, BÁC SĨ THÚ Y GIỎI QUẬN 12, BÁC SĨ THÚ Y, chữa bệnh cho mèo, chữa bệnh cho chó, mèo ói bỏ ăn, pet shop quan 12, spa cho chó quận 12, cắt tỉa lông cho chó quận 12
phòng khám thú y Hoàng Bách chuyên điều trị, phẫu thuật, mổ đẻ, chích ngừa, lưu chuồng, spa, pet shop cho thú cưng. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ 0934 188 234
Chào mừng Quý khách đến với phòng khám Thú Y Hoàng Bách!
NỐI RUỘT TRÊN MÈO TẠI PHÒNG KHÁM THÚ Y HOÀNG BÁCH

Bệnh lồng ruột ở mèo là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Nhưng lại thường bị nhiều chủ nhân bỏ qua trong quá trình chăm sóc mèo cảnh. Bệnh lồng ruột có những triệu chứng gần giống với rối loạn tiêu hóa thông thường mà phổ biến nhất là chứng nôn mửa ở mèo. Trong bài viết dưới đây, Thú y Hoàng Bách sẽ giới thiệu một ca bệnh điển hình và những triệu chứng của căn bệnh nguy hiểm này.

Chứng nôn mửa kéo dài ở mèo

Khách hàng của Thú y Hoàng Bách đã gặp trường hợp: chú mèo Anh lông ngắn  bị nôn, trong nửa tháng mà không rõ lý do. Nhưng bởi vì triệu chứng không quá nặng nên không được đưa đi bác sĩ sớm.

Tuy nhiên, tình trạng chú mèo ngày càng nghiêm trọng. Bắt buộc phải đưa đến bệnh viện cấp cứu. Tại đây, các bác sĩ đã phát hiện vấn đề không đơn giản như vậy. Chú mèo có thể đã mắc bệnh lồng ruột ở mèo.

Chứng nôn mửa ở mèo được chia thành 2 nguyên nhân: sinh lý và bệnh lý. Nhưng cho dù là nguyên nhân nào, việc nôn mửa thường xuyên là phản ứng nghiêm trọng của cơ thể. Một khi phát hiện, người nuôi nên lập tức điều trị, không để bệnh kéo dài.

 

Bệnh lồng ruột ở mèo là gì?

Lồng ruột là một tình trạng bệnh có khả năng đe dọa tính mạng có thể xảy ra ở chó và mèo ở mọi lứa tuổi. Phổ biết nhất là động vật dưới một tháng tuổi. Nó là vấn đề về đường tiêu hóa tương đối phổ biến và có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Lồng ruột ở mèo xảy ra khi một phần của hệ tiêu hóa bị kẹt bên trong lòng ống tiếp giáp đường tiêu hóa. Trường hợp nếu lồng ruột xảy ra có thể dẫn đến tắc nghẽn cơ học 1 phần hoặc hoàn toàn.

Nó có thể làm tổn hại đến lưu lượng máu đến các phần bị mắc kẹt mô đường tiêu hóa. Nếu kéo dài, các mô bị mắc kẹt có thể trở nên thiếu máu cục bộ và chết. Lồng ruột ở mèo có thể xuất hiện mọi nơi dọc theo đường tiêu hóa và có thể liên quan đến dạ dày, ruột non và ruột già. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể đe dọa tính mạng của vật nuôi.

Nguyên nhân gây bệnh lồng ruột ở mèo

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh lồng ruột ở mèo. Bao gồm:

< >Mèo nuốt vào quá nhiều thức ăn hoặc nước lạnh trong một thời gian ngắn. Khiến đường ruột phải co bóp nhanh hơn. Dẫn đến một đoạn ruột bị lọt vào phía trong và gây bệnh.Mèo sau khi cai sữa được cho ăn thức ăn không phù hợp, dẫn đến rối loạn tiêu hóa.Dùng thuốc không phù hợp. Ví dụ như mèo bị nôn mửa và mèo bị tiêu chảy  lại dùng thuốc kích thích đường ruột co bóp. Gây rối loạn chức năng của ruột.

Triệu chứng bệnh lồng ruột ở mèo

Một số con mèo có biểu hiện là nôn ói trong thời gian dài. Nhưng theo các chuyên gia, dấu hiệu điển hình của bệnh là mèo bỏ ăn , chán ăn kết hợp với nôn mửa. Nhất là sau khi uống nước, mèo càng bị nôn nhiều hơn.

 

Có khi đi ngoài phân lỏng lẫn máu, hoặc phân mèo lỏng màu đen. Ở một số con có tình trạng xuất huyết dạ dày. Ban đầu nhiệt độ cơ thể tăng cao, sau đó giảm dần. Mèo bị xuất huyết nghiêm trọng, nhiệt độ sẽ giảm thấp hơn bình thường từ 1 – 3°C. Bốn chân lạnh toát, cuối cùng là tử vong.

 

Bệnh lồng ruột ở mèo cấp tính có thể gây tắc ruột nghiêm trọng. Trong vài ngày, mèo bị bệnh sẽ chết. Bệnh ở thể mãn tính có thể sống thêm vài tuần. Chỉ một số ít sống được thêm vài tháng. Phương pháp điều trị phổ biến hiện nay là phẫu thuật để đưa ruột trở lại vị trí cũ.

Phương pháp chẩn đoán lồng ruột ở mèo

Phương pháp khám lâm sàng

Chủ yếu phát hiện khi sờ nắn ở ổ bụng, sờ thấy ở ổ bụng có khối cứng chắc. Nhưng để phát hiện chính xác khối cứng chắc ở ổ bụng là gì thì cần siêu âm, chụp X – quang ổ bụng thì mới đưa ra được kết luận.

Phương pháp phi lâm sàng

Siêu âm ồ bụng

Chụp X- quang dạ dày, ruột

Xét nghiệm máu

Đánh giá tình trạng sức khoẻ của thú cưng, kiểm tra, mức độ nhiệm trùng, tình trạng mất nước và các chất điện giải trong cơ thể trước khi tiến hành phẫu thuật.

Truyền dịch nhằm cung cấp năng lượng và cân bằng điện giải cho thú cưng

Dùng kháng sinh

Dùng kháng viêm

Dùng thuốc bổ

Ngoài ra còn tùy vào từng trường hợp mà chúng ta đưa ra phác đồ điều trị hậu phẫu cụ thể cho thú cưng.

Chú ý sau khi phẫu thuật

Quan sát dấu hiệu nôn mửa của mèo sau phẫu thuật. Nếu mèo bị nôn sau khi ăn trong đêm về nhà sau khi phẫu thuật, bạn cần loại bỏ thức ăn ngay. Cho chúng ăn một lượng nhỏ vào sáng hôm sau. Nếu mèo bị nôn một lần nữa, hoặc tiêu chảy, bạn cần liên lạc với bác sĩ thú y.

 

Kiểm tra vết mổ mỗi buổi sáng và ban đêm. 7-10 ngày sau khi phẫu thuật, bạn nên kiểm tra chỗ rạch của mèo mỗi buổi sáng và buổi đêm. So sánh vết mổ ngày đầu tiên sau khi phẫu thuật để xác định xem đã lành hay chưa. Liên lạc với bác sĩ thú y nếu bạn phát hiện vết mổ có dấu hiệu bất thường như: đỏ tấy, sưng phồng, các mép trên vết rạch hở ra, dịch tiết vết mổ quá nhiều có lẫn máu và mủ…

Bạn cần chắc chắn rằng mèo đang phục hồi bằng cách quan sát hành vi của nó. Bất cứ điều gì không có vẻ “bình thường” nên biến mất trong vòng 24 giờ sau khi phẫu thuật. Nếu nhận thấy hành vi bất thường hoặc các triệu chứng ở mèo, bạn cần liên lạc với bác sĩ thú y ngay lập tức.

Sau khi phẫu thuật điều trị bệnh lồng ruột ở mèo, trong 1 – 2 ngày đầu tiên, mèo có thể bị tái phát. Chủ mèo cần chú ý quan sát. Sau khi phẫu thuật, trong 48 giờ đầu không được cho mèo ăn uống. Tiến hành truyền dịch để giảm nhiệt và cầm máu. Sử dụng thức ăn cho mèo  dạng lỏng và nước uống đầy đủ. 3 – 4  ngày sau có thể vận động vừa phải để tránh bị dính ruột.

 

Kết luận

Ở ca bệnh này, sức khỏe của chú mèo đã rất yếu sau một thời gian dài bị bệnh. Rất dễ tử vong nếu gây mê theo cách thông thường hoặc bị xuất huyết. Do đó xác suất phẫu thuật bệnh lồng ruột ở mèo thành công giảm đáng kể.

Bởi vậy, nếu muốn nâng cao tỉ lệ điều trị thành công thì cần chẩn đoán chính xác và phát hiện bệnh sớm. Nếu thú cưng của bạn có những dấu hiệu bệnh lồng ruột ở mèo như trên, hãy đưa ngay đến cơ sở y tế uy tín để khám và chữa bệnh. Hy vọng với những thông tin hữu ích về bệnh lồng ruột ở mèo có thể giúp bạn chăm sóc và bảo vệ mèo cưng của mình một cách tốt nhất.

Liên hệ ngay phòng khám thú y Hoàng Bách để được tư vấn điều trị cho bé 

Hotline: 0934 188 234

 

Chia sẻ:
Bài viết khác: